当前位置:首页 > Kinh doanh > Nhận định, soi kèo Al Seeb vs Dhofar, 21h15 ngày 14/1: Nắm chắc danh hiệu 正文
标签:
责任编辑:Công nghệ
Nguồn: Mycatkins/Flickr
Công nghệ truyền dẫn không dây dựa trên ánh sáng không phải là một ý tưởng hoàn toàn mới. Hầu hết mọi người đều biết đến việc chúng ta có thể dùng tín hiệu từ các làn khói để thu hút sự chú ý và giúp đỡ khi bị lạc trên sa mạc. Vào thời hoàng đế Napoleon, khắp châu Âu đều sử dụng một loại truyền tin thị giác (optical telegraph) được gọi là phương pháp “đánh tín hiệu bằng cờ” (Semaphore). Alexander Graham Bell, người đã phát minh ra máy điện thoại, cũng cho rằng “máy phát âm bằng ánh sáng” (photophone) là một phát minh quan trọng nhất trong cuộc đời của ông ấy. “Máy phát âm bằng ánh sáng” là một thiết bị có khả năng tạo ra các rung động âm thanh dựa trên việc tiếp nhận các chùm ánh sáng.
Khi bị lạc trên sa mạc, các nạn nhân có thể sử dụng phương pháp dập, ngắt các luồng khói, tạo thành từng quãng dài ngắn khác nhau miêu tả tín hiệu mã Morse cầu cứu khẩn cấp (SOS) để những người cứu trợ có thể nhìn thấy được từ xa. Kĩ thuật truyền tin dựa trên ánh sáng có thể nhìn thấy được (Li-Fi) cũng có nguyên lý hoạt động tương tự như phương pháp trên. Thiết bị kĩ thuật sẽ điều chỉnh cường độ mạnh yếu của ánh sáng nhằm mã hóa thông tin thành dữ liệu dưới dạng nhị phân: 0 và 1. Tuy nhiên, việc điều biến cường độ ánh sáng này diễn ra rất nhanh, mắt thường không thể nhìn thấy.
Chính sự gia tăng khủng khiếp của người sử dụng và nhu cầu sử dụng mạng không dây đang tạo ra một áp lực rất lớn lên công nghệ Wi-Fi hiện nay. Công nghệ này hoạt động dựa trên dải tần số của sóng vô tuyến và sóng cực ngắn. Với sự phát triển theo cấp số nhân của các thiết bị di động, đến năm 2019 sẽ có hơn 10 tỷ thiết bị và nhu cầu trao đổi thông tin ước tính là 35 tỷ tỷ (1018) bytes thông tin mỗi tháng. Nếu chúng ta vẫn còn tiếp tục sử dụng công nghệ Wi-Fi hiện nay, nhu cầu trên không thể nào đáp ứng được do sự quá tải của băng tần và hiện tượng tắc nghẽn điện từ. Vấn đề này sẽ đặc biệt nghiêm trọng ở những khu vực công cộng trong các thành phố lớn. Khi có quá nhiều người dùng cùng đồng thời truy cập vào dung lượng hạn hẹp của các máy phát Wi-Fi.
Nguyên tắc cơ bản của kĩ thuật truyền dẫn là dung lượng thông tin cực đại có thể truyền đi phải cân bằng với lưu lượng băng thông có sẵn. Hiện nay, băng thông tần số điện từ đã bị sử dụng và điều chỉnh quá mức, và không còn đủ dung lượng để đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của con người. Vì thế Li-Fi chính là một phương pháp đầy tiềm năng nhằm thay thế Wi-Fi.
Tần số ánh sáng trên quang phổ điện từ vẫn chưa được tận dụng. Trong khi đó, các dải sóng khác lại bị sử dụng quá mức và tắc nghẽn. Nguồn: Philip Ronan, CC BY-SA
Bước sóng quang phổ của dải ánh sáng nhìn thấy được rất rộng và vẫn hoàn toàn chưa được sử dụng hay điều chỉnh. Ánh sáng từ các loại đèn LED có thể được điều biến rất nhanh. Tỷ lệ dung lượng thông tin truyền được lên tới 3.5Gb/s khi sử dụng đèn LED ánh sáng xanh hoặc 1.7Gb/s khi sử dụng đèn ánh sáng trắng.
Không giống như Wi-Fi, kĩ thuật truyền tin bằng ánh sáng bị hạn chế trong 4 bức tường của căn phòng. Điều này chính là nhược điểm lớn nhất của phương pháp Li-Fi. Tuy nhiên, nhược điểm này lại mang đến một lợi ích khác: độ an toàn và bảo mật cực kì cao. Nếu sử dụng Li-Fi trong một căn phòng kín, những người ở bên ngoài sẽ không có cách nào truy cập vào được mạng thông tin.
Bên cạnh đó, nguồn sáng sẽ được đặt trên trần nhà, giúp cung cấp những tín hiệu thông tin khác nhau đến những người dùng khác nhau. Các máy thu phát tín hiệu sẽ được đặt cố định, nâng cao hiệu quả sử dụng và không hề gây ra hiện tượng tắc nghẽn trong trường hợp được đặt ngay sát bên nguồn phát Li-Fi.
Công nghệ Li-Fi sử dụng ánh sáng thay vì hoạt động dựa trên sóng điện từ như ở Wi-Fi nên hoàn toàn an toàn. Chính vì thế, nó có thể được sử dụng trên máy bay mà không làm ảnh hưởng đến hoạt động của những linh kiện điện tử tinh vi trong thân máy bay.
Cuối cùng, chúng ta có thể sử dụng hệ thống các bóng đèn LED hiện nay để phát Li-Fi nên không cần phải bỏ chi phí xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng mới.
Cách thức hoạt động của hệ thống mạng Li-Fi. Nguồn: Đại học Boston.
Tuy vẫn còn nhiều thách thức về mặt kĩ thuật cần được vượt qua, nhưng những tiến bộ bước đầu của công nghệ Li-Fi đã được hiện thực hóa. Trong tương lai, bạn sẽ không cần phải mua một bộ phát Wi-Fi nào nữa. Đã có bóng đèn LED giúp bạn kết nối với thế giới.
" alt="Chuyện không tưởng: Phát Wi"/>Vào một ngày cuối thu năm 1987, sau khi tốt nghiệp đại học Bách Khoa với tấm bằng giỏi, với tâm trạng phơi phới “hướng tới tương lai số” và có chút kiêu căng vì tốt nghiệp điểm 10, còn được các thầy cô tâng bốc lên tận mây xanh với câu nhận xét: “Mặc dù còn là sinh viên song Nguyễn Trung Chính đã thể hiện khả năng làm việc và nghiên cứu khoa học như một kỹ sư thực thụ…”, tôi được một người quen là anh Trung Do Thái (togi) giới thiệu đến Viện Nghiên cứu Công nghệ Quốc gia (NCCNQG) NACENTECH, với lời nhận xét “lương cao, không cần thực tập, có biên chế”.
Được tổ chức viện giới thiệu và hẹn đến viện phỏng vấn, tôi đi tầu điện từ nhà đến Viện (vì mới mất chiếc xe đạp Cuốc – Liên xô thân yêu kiêu hãnh của sinh viên thời đó…). Khi đó, Viện NCCNQG đang xây văn phòng và rải rác nhiều nơi, Viện được đặt tạm ở tòa nhà C15 Thanh Xuân. Cảm giác ban đầu khá thất vọng, Phòng Tin học của Viện Vi điện tử (sếp Hảo làm viện trưởng) là một phòng trên căn hộ ở tầng 5 với 3 phòng và bếp xếp đủ các loại máy tính ngổn ngang chật kín. Tuy nhiên, khi anh “nhân viên” Hà Thế Minh đưa đi giới thiệu một lượt với mọi người thì tôi nhìn thấy có dàn máy tính AT- 286 trị giá khoảng 10.000 USD là khá ấn tượng.
CEO CMC kể chuyện được ông Hà Thế Minh tuyển dụng trong bếp của căn hộ thuê
Nhận định, soi kèo PT Prachuap FC vs Sukhothai FC, 18h00 ngày 15/1: Kịch bản chia điểm
Tòa án Massachusetts (Mỹ) vừa cho biết một thiếu niên có thể bị đưa ra xét xử về tội ngộ sát do có hành vi nhắn tin giục bạn bè mình "tự sát".
Tòa án tối cao vừa cho biết bồi thẩm đoàn địa phương đã có đủ chứng cứ để kết tội Michelle Carter do liên quan đến vụ tự tử của Conrad Roy năm 2014. Nạn nhân được tìm thấy khoảng 50 dặm về phía nam Boston trong một bãi đậu xe ở Fairhaven. Vào thời điểm Roy tự tử, Carter tròn 17 tuổi và được cho rằng đã gửi cho nạn nhân nhiều tin nhắn văn bản trong đó có những nội dung ám chỉ về việc tự sát.
Tòa án cho rằng với tội ngộ sát không nhất thiết phải có hành động bạo lực kèm theo mà tùy tình hình thực tế để định tội. Họ cho biết: "Trước đây chúng tôi chưa bao giờ yêu cầu một bản cáo trạng với các tác động vật lý với tội ngộ sát. Tuy nhiên, chúng tôi cũng chưa bao giờ xem xét một bản án ngộ sát bằng lời nói".
Dana Curhan, luật sư bào chữa tại phiên tòa cũng đồng ý với tòa án rằng đây là trường hợp đầu tiên mà họ gặp phải. Nhưng Curhan cho rằng cô gái không ép buộc "anh ta" (nạn nhân) vì tự tử là những gì "đã được anh lên kế hoạch từ trước".
Tòa án khẳng định trước khi nạn nhân tự sát thì cô gái đã thực hiện các cuộc gọi cho anh. Họ cho rằng ít nhất sự hiện diện của cô gái cũng được thể hiện trong "thế giới ảo". Tin nhắn của cô gái có thể là một trong những tác nhân khiến chàng trai không thể vượt qua được khủng hoảng và cuối cùng dẫn đến hành vi tự sát.
Một trong số những tin nhắn văn bản mà cô gái đã gửi đi có nội dung: "Tôi nghĩ rằng bạn muốn làm điều này. Bạn đúng và bạn đã sẵn sàng, việc tiếp theo bạn cần làm là thực hiện điều đó", hoặc: "Bạn nói rằng bạn sẽ làm điều đó. Tôi không thấy có lí do nào mà bạn không nên làm như vậy".
Hay một tin nhắn khác: "Có một nơi mà không ai có thể làm điều gì để cứu bạn, thậm chí cả bạn cũng không thể".
Nếu bị kết án, cô gái có thể bị phạt tù tối thiểu 40 tháng hoặc tối đa 120 tháng.
" alt="Teen girl phải hầu tòa do nhắn tin giục bạn bè 'tự sát'"/>Bộ trưởng Trương Minh Tuấn chia sẻ tại buổi làm việc. |
Chia sẻ trong cuộc làm việc với trưởng các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài nhiệm kỳ 2016-2019 chiều nay, 23/6, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn khẳng định, một trong những nhiệm vụ chiến lược đang đặt ra cho các Tập đoàn, tổng công ty CNTT - VT lớn của Việt Nam là phải "vươn ra biển lớn", mở rộng hoạt động kinh doanh ra các thị trường khu vực, quốc tế.
Tuy nhiên, trong tiến trình đó thì sự hỗ trợ, tạo điều kiện từ các Đại sứ quán/Lãnh sự quán Việt Nam rất quan trọng, nhất là việc tiếp cận các đối tác nước ngoài thông qua các hoạt động như tổ chức triển lãm, diễn đàn xúc tiến đầu tư. Đặc biệt các Đại sứ quán/lãnh sự quán có thể hỗ trợ thành lập doanh nghiệp, xin giấy phép kinh doanh cũng như các thủ tục hộ chiếu, visa cho người lao động trong lĩnh vực CNTT-TT của Việt Nam tại nước sở tại.
"Hiện Việt Nam đã hoàn thành ký kết 15 Hiệp định Thương mại tự do FTA với các nước và khu vực. Đây là thời điểm và cơ hội lớn cho việc thúc đẩy các hoạt động hội nhập, ngoại giao kinh tế", vị trưởng ngành TT&TT nhấn mạnh. "Chúng ta hiện đang có 500.000 lao động CNTT - VT. Nếu phấn đấu gây dựng được 1 triệu lao động chất lượng cao trong lĩnh vực này, Việt Nam có thể vươn lên có vị thế, tầm cỡ quốc tế".
Bên cạnh đó, các điều kiện phát triển của ngành CNTT - VT trong nước đang hội tụ đầy đủ và chín muồi. Việt Nam đang có tốc độ phát triển viễn thông và Internet hàng đầu tại khu vực Đông Nam Á với 141 triệu thuê bao điện thoại (trong đó hơn 131 triệu thuê bao là di động), hơn 31 triệu thuê bao Internet (8 triệu thuê bao Internet băng rộng). Công nghiệp CNTT năm 2015 đạt doanh thu 42 tỷ USD, đóng góp rất lớn cho ngân sách Nhà nước. "Ngành CNTT - VT là ngành công nghiệp sạch, không khói, chỉ dùng trí tuệ, đảm bảo an toàn môi trường, rất cần được khuyến khích phát triển", Bộ trưởng nêu rõ, nhất là khi Việt Nam đang là điểm đến của các tập đoàn, doanh nghiệp lớn về CNTT - điện tử của Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan...
"Từ lĩnh vực kinh doanh độc quyền nhà nước, Việt Nam đã có một thị trường viễn thông cạnh tranh mạnh mẽ, với các doanh nghiệp thương hiệu Việt làm chủ thị trường trong nước và sẵn sàng vươn ra quốc tế. Nhiều doanh nghiệp đã mở rộng xúc tiến, đầu tư, khai thác mạnh mẽ thị trường viễn thông quốc tế, đặc biệt phải kể đến Viettel đã được xếp trong danh sách 100 thương hiệu viễn thông lớn nhất thế giới. VNPT, MobiFone cũng đang xúc tiến ra nước ngoài khá tích cực", Bộ trưởng chia sẻ với các Đại sứ/Tổng lãnh sự quán.
Giúp thế giới hiểu hơn về Việt Nam
Cũng tại cuộc làm việc, Bộ trưởng đã chúc mừng các đồng chí Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nhiệm kỳ 2016 - 2019 đã được Đảng và Nhà nước tin tưởng giao phó trọng trách làm Đại sứ và Tổng Lãnh sự.
"Không chỉ thúc đẩy mối quan hệ hợp tác với các quốc gia, các tổ chức quốc tế trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh quốc phòng" mà còn phải "làm cho các nước hiểu hơn về đất nước, con người Việt Nam, chia sẻ chủ trương của Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, cũng như ủng hộ lập trường của Việt Nam về chủ trương bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia và trong xử lý các vấn đề khu vực có liên quan", ông chia sẻ về vai trò nặng nề của các Đại sứ/Tổng lãnh sự. Trong đó, công tác thông tin, truyền thông có một ý nghĩa rất quan trọng.
Bộ trưởng cũng chia sẻ với đoàn công tác những nét chính về hoạt động quản lý nhà nước của Bộ TT&TT, với 5 lĩnh vực chính gồm báo chí, xuất bản, viễn thông, CNTT, bưu chính với đoàn công tác. Chẳng hạn như trong lĩnh vực báo chí, cả nước đang có 1064 cơ quan báo chí, PTTH, trong đó 862 cơ quan báo in, 135 cơ quan báo, tạp chí điện tử. Một số báo điện tử đã được đầu tư, với phiên bản tiếng Việt và tiếng nước ngoài như Đảng cộng sản Việt Nam; Vietnam Plus; Vietnamnet; Nhân dân điện tử, Chính phủ Việt Nam; VOV News góp phần đưa thông tin của Việt Nam ra thế giới tương đối nhanh và chính xác.
Đặc biệt, trong công tác thông tin đối ngoại, một mảng việc có sự hợp tác chặt chẽ giữa Bộ TT&TT và Bộ Ngoại giao trong suốt thời gian qua, Bộ trưởng cho biết Bộ đang tích cực triển khai Quy hoạch phát thanh, truyền hình đối ngoại đến năm 2020, trong đó có nhiệm vụ quan trọng là quảng bá các kênh chương trình phát thanh, truyền hình đối ngoại của Việt Nam ra nước ngoài. Bộ TT&TT cũng đang trong lộ trình triển khai Quy hoạch mạng lưới đại diện các cơ quan thông tấn, báo chí Việt Nam ở nước ngoài đến năm 2020. Theo đó, đến năm 2015, 32 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới có văn phòng thường trú thông tấn, báo chí Việt Nam (trong đó dự kiến mở mới tại Ả rập Xê út, Thụy Điển và Brasil). Đến năm 2020, tối đa 34 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới có văn phòng thường trú thông tấn, báo chí Việt Nam.
Luôn sát cánh cùng cơ quan ngoại giao
Đánh giá về sự hợp tác giữa hai Bộ trong thời gian qua, ông Dương Chí Dũng, trợ lý Bộ trưởng, Chánh Văn phòng Bộ Ngoại giao khẳng định Bộ TT&TT luôn đồng hành, gắn bó chặt chẽ cùng Bộ Ngoại giao, nhất là trong hoạt động cung cấp và chỉ đạo thông tin. "Một trong những công tác trọng tâm của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài là thực hiện chiến lược thông tin tuyên truyền đối ngoại đến năm 2020, chương trình hành động thông tin tuyên truyền đối ngoại giai đoạn 2013-2020 và Đề án nâng cao hiệu quả thông tin đối ngoại của các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài... Nhiệm kỳ 2016-2019 của các Đại sứ/Tổng lãnh sự quán cũng là giai đoạn chúng ta thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 12 với hai mảng lớn là xây dựng và đấu tranh - cả hai mảng này đều luôn cần đến sự hợp tác với Bộ TT&TT", Đại sứ nói.
Ông Dương Chí Dũng, trợ lý Bộ trưởng, Chánh Văn phòng Bộ Ngoại giao phát biểu tại buổi làm việc. |
Để sự hợp tác đó phát huy hiệu quả hơn nữa, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn đã đưa ra một số đề xuất, gợi mở và kiến nghị với Bộ Ngoại giao và các Cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài trong nhiệm kỳ này, như phối hợp triển khai Quy hoạch mạng lưới đại diện các cơ quan thông tấn, báo chí Việt Nam ở nước ngoài đến năm 2020; Hỗ trợ các cơ quan báo chí trong việc giới thiệu, quảng bá, đưa các kênh chương trình phát thanh, truyền hình đối ngoại của Việt Nam tới các nước sở tại cũng như ra cộng đồng quốc tế; Phối hợp tổ chức các sự kiện hoạt động thông tin đối ngoại, triển lãm do Bộ TT&TT chủ trì tại các nước giúp quảng bá hình ảnh đất nước - con người Việt Nam, Phối hợp mời các đoàn PV quốc tế về tìm hiểu, viết bài về đất nước, con người Việt Nam...
"Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, Bộ sẽ phối hợp với Bộ Ngoại giao và các cơ quan liên quan tổ chức các hoạt động thông tin đối ngoại kết hợp tổ chức triển lãm, trưng bày các tư liệu lịch sử, bằng chứng pháp lý khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa ở nước ngoài. Đồng thời, kêu gọi sự ủng hộ của quốc tế đối với lập trường của Việt Nam về chủ trương bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia", Bộ trưởng mong mỏi.
Bộ trưởng cũng mong muốn các Đại sứ/Tổng lãnh sự phối hợp theo dõi, nghiên cứu, tổng hợp dư luận báo chí nước ngoài, cung cấp thông tin về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội nước sở tại về Bộ TT&TT để tuyên truyền, thúc đẩy quan hệ văn hóa, chính trị - xã hội, quốc phòng - an ninh giữa Việt Nam và các nước. Hiện các thông tin đối ngoại đang được cập nhật liên tục tại trang tin điện tử đối ngoại Vietnam.vn và Cổng thông tin điện tử ASEAN (Vietnamasean.vn); Ủng hộ các cơ quan chức năng của Bộ TT&TT trong các tổ chức, diễn đàn chuyên ngành quốc tế....
"Bộ TT&TT luôn sẵn sàng sát cánh và cùng phối hợp với các cơ quan ngoại giao, các đồng chí Đại sứ và Tổng lãnh sự để làm tốt công tác ngoại giao, không ngừng nâng cao hình ảnh, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế", Bộ trưởng kết luận.
T.C
" alt="Đề xuất các ĐSQ Việt hỗ trợ DN CNTT"/>Cụ thể, các kênh 160 megahertz - mà Wi-Fi Alliance gọi chúng với cái tên "wave 2" - hiện đã trở thành một phần của chuẩn 802.11ac. Tính năng nổi bật nhất của "wave 2" là MU-MIMO cho phép router có thể giao tiếp hiệu quả hơn với nhiều thiết bị khác nhau bằng cách tạo kết nối trực tiếp giữa router và từng thiết bị riêng lẻ.
Trước khi có công nghệ này, router thường phải chuyển đổi liên tiếp giữa các thiết bị. Chẳng hạn nếu bạn đang xem một bộ phim trên tablet, đồng thời chơi game chơi laptop thì tín hiệu kết nối sẽ phải chia sẻ cho cả hai. Nhưng với MU-MIMO thì không. Công nghệ này cho phép router giao tiếp thẳng với từng thiết bị - đồng nghĩa với việc đảm bảo kết nối luôn ở mức cao nhất.
Hiện tính năng MU-MIMO đang có mặt trên một số dòng router cao cấp, chẳng hạn mẫu sản phẩm Linksys EA9500. Tuy nhiên, phải đến bây giờ MU-MIMO mới chính thức trở thành một phần của chuẩn Wi-Fi 802.11ac.
Một tính năng mới nữa của "wave 2" là tăng gấp đôi băng tần kênh tối đa, từ 80MHz lên 160MHz, giúp đẩy băng thông lên tới 866Mbps – có nghĩa là siêu nhanh với kết nối Wi-Fi. Điều này có nghĩa bất cứ router nào cũng có thể cung cấp hai băng tần với tốc độ vượt qua mốc gigabit.
"Wave 2" sử dụng nhiều kênh hơn trên dài tần 5GHz giúp hạn chế những vấn đề phát sinh về kết nối tại những khu vực người dùng đông đúc, nơi thường đặt quá nhiều router có thể gây ra hiện tượng can nhiễu làm giảm đáng kể tốc độ kết nối.
Nguyễn Minh(theo DigitalTrends)
" alt="Nâng tốc độ Wi"/>